Theo Giám đốc Sở LĐTB&XH TP HCM Võ Thị Bạch Tuyết, các địa
phương đều có quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Xóa đói giảm nghèo, quỹ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, quỹ Tín dụng người nghèo... nên việc giúp đỡ cho đối tượng này chuyển nghề sẽ không gặp trở ngại gì.
Trước mắt, các cơ sở và những người hành nghề xe ba bánh phải tự xác định phương án chuyển đổi nghề; chính quyền địa phương cần tiếp xúc để nắm được nguyện vọng của họ, từ đó có hướng hỗ trợ thích hợp. ''Nếu việc hỗ trợ từ cấp cơ sở gặp khó khăn thì Sở LĐTB&XH thành phố sẽ vào cuộc'', bà Tuyết khẳng định.
Sau gần 2 tháng thực hiện quyết định của UBND TP về việc cấm xe ba bánh và xe hàng rong lưu thông 24/24 giờ trên 60 tuyến đường, 15 cây cầu và 148 tuyến đường khác trong giờ cao điểm, tình hình giao thông đô thị tại TP HCM đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những người chạy xích lô, ba gác đã phải bỏ hoặc chuyển nghề; các cơ sở sản xuất, sửa chữa các loại phương tiện trên cũng đang tìm phương án làm ăn khác. Mong muốn hiện nay của họ là được sự hỗ trợ của các ngành chức năng để chuyển nghề khác kiếm sống.
Toàn thành phố hiện có hơn 20 cơ sở chuyên đóng, gia công, sửa chữa và kinh doanh các loại xe ba bánh, tập trung ở các quận 5, 6, 10, Bình Thạnh, Tân Bình...
(Theo Người Lao Động)
- Thợ hồ nghèo cắt thùng phuy bị nổ toác mặt ở Hà Nội: Chỉ vì thiếu hiểu biết? (10.09.2017)
- Con ruột giết mẹ đẻ để cướp đất của em cùng cha khác mẹ ? (10.09.2017)
- Mã ZIP CODE 63 tỉnh thành Việt Nam (02.09.2017)
- Danh sách các trường học ở Tỉnh Đăk Lăk (31.08.2017)
- Nhà xe Sài Gòn đi Đăk Lăk và ngược lại (31.08.2017)
- Có nên sử dụng xe ba gác để chở hàng? (25.08.2017)
- Bạn đang tìm ngã tư 550 ở Dĩ An Bình Dương? (24.08.2017)
- Top 100 website uy tín và chất lương (17.08.2017)
- Từ 1.3, cấm "xe ba bánh" vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh (13.08.2017)
- Xe ba gác ‘Uber’ ở Sài Gòn (13.08.2017)